Ba kích hay còn gọi là cây ruột già, Chẩu phóng xì… là một loại dây leo thuộc họ Cà phê và có tên khoa học là Morinda officinalis stow. Ba kích mọc hoang khá nhiều ở những khu rừng thứ sinh ở các vùng trung du và vùng núi Bắc Bộ, dưới tán những kiểu rừng lá rộng nhiệt đới ẩm. Những địa phương có nhiều loại cây này ở nước ta có thể kể đến như Hà Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hòa Bình
Ba kích là loại cây thân leo, quấn, lá hình mác mọc đối xưng nhau, có lông nhiều ở gân và mép, lá. Hoa của cây khá nhỏ, thường nở vào khoảng tháng 5-6, lúc đầu có màu trắng về sau sẽ chuyển dần sang vàng nhạt. Tháng 7 – 10 sẽ là lúc quả ba kích ra rộ nhất, quả hình cầu, chín đỏ.
6 tác dụng của cây ba kích
Theo đông y, ba kích có vị ngọt, tính ấm, khá tốt cho người già, nam giới, người bị suy nhược và thường được sử dụng để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Dưới đây là 6 tác dụng của cây ba kích mà không phải ai cũng biết
Trị thận hư, đau lưng
Nếu bị mắc chứng thận hư, đau lưng bạn có thể áp dụng bài thuốc sau từ ba kích, sẽ thấy khỏi nhanh chóng.Lấy 16g ba kích, kết hợp cùng nhiều vị thuốc khác như thục địa, long cốt, cốt toái bổ, đảng sâm, nhục thung dung, mỗi thứ 12g cùng với 6g ngũ vị tử, đem nghiền thành bột mịn luyện với mật ong thành hoàn. Sử dụng ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 12g.
Trị huyết áp cao
Với những người mắc huyết áp cao có thể lấy ba kích, đương quy, hoàng bá, dâm dương hoắc, tri mẫu, tiên mao mỗi thứ 12g cho vào ấm đất cùng 600ml nước, để trên bếp lửa nhỏ sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, sử dụng liên tục trong vòng 3 tháng để giúp huyết áp ổn định.
Bổ thận, tráng dương
Từ lâu, ba kích đã được xem là phương thuốc thần kỳ dành cho các quý ông với công dụng bổ thận, tráng dương. Ngoài cách làm truyền thống là ba kích ngâm rượu uống, bạn có thể lấy 30g ba kích, 300g trai sống (đã bỏ vỏ, thái miếng nhỏ), gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng. Cho tất cả vào nồi, hầm trên bếp trên lửa nhỏ trong vòng khoảng 3 tiếng đồng hồ, nêm gia vị cho vừa ăn rồi nhắc xuống. Có thể dùng với cơm như thức ăn bình thường.
Trị đau nhức xương khớp, mỏi mệt ở người già
Lấy 1 lượng bằng nhau các loại ba kích, xuyên tỳ giải, thỏ ty tử, nhục thung dung, đỗ trọn. Đem tán nhuyễn, trộn với mật làm thành những viên hoàn nhỏ vừa uống. Mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần với nước ấm.
Trị đau bụng, đi tiểu không tự chủ
Ba kích (bỏ lõi), 12g đỗ trọng (ngâm rượu, sao), 4g Lộc nhung; 16g viễn chí; Long cốt, Quan quế, Sơn thù du, Phụ tử (chế), Ngũ vị tử mỗi thứ đều 20g; Tang phiêu tiêu, Sơn dược, Tục đoạn, Thỏ ty tử, đều 40g; Nhục thung dung, Sinh địa đều 60g. Tất cả đem tán bột, nặn thành những viên hoàn, mỗi viên 10g. Ngày uống 2-3 viên hoàn.
Ngoài các tác dụng kể trên, ba kích còn có khá nhiều lợi ích khác như: hỗ trợ điều trị liệt dương, Lưng gối mỏi đau, mặt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh; Trị bụng ứ kết lạnh đau…
Mong rằng qua bài viết trên bạn đã hiểu thêm về 6 tác dụng của cây ba kích và có thêm những thông tin bổ ích hơn cho mình.