Làm thế nào để cây tốt vùn vụt mà không cần thuốc hóa học?

Làm thế nào để cây tốt vùn vụt mà không cần thuốc hóa học?

làm thế nào để cây luôn tươi tốt mà không phải dùng đến các hóa chất? Với 3 mẹo nhỏ dưới đây, đảm bảo vườn cây và hoa của bạn sẽ tốt vùn vụt cho mà xem.
Chi tiết bài viết
Trồng cây là một thú vui tao nhã của nhiều gia đình trong phố. Sau một ngày làm việc căng thẳng có thể thả hồn ngắm cây và  hoa sẽ xua tan hết những muộn phiền.Tuy vậy, với không gian chật hẹp, chăm sóc cho cây tươi tốt không phải là chuyện dễ. Bạn sẽ phải thường xuyên bón bổ sung phân cho cây, rồi lũ sâu, rầy đáng ghét nữa chứ. Vậy làm thế nào để cây luôn tươi tốt mà không phải dùng đến các hóa chất?
Làm thế nào để cây tốt vùn vụt mà không cần thuốc hóa học
Cây Tốt Vùn Vụt Mà Không Cần Thuốc Hóa Học

Chuẩn bị chậu, giá thể trồng cây.

  • Giá thể trồng cây: Bạn có thể tạo cho mình giá thể trồng cây bao gồm các thành phần: đất, trấu hun ( hoặc xơ dừa ), phân hữu cơ ( phân chuồng ủ hoai hoặc phân vi sinh ), vôi bột. Đầu tiên, bạn phơi ải đất ( phơi cho thật khô), sau đó đập nhỏ, tơi. Trấu hun, trộn lẫn với đất khi đang còn nóng ( có thể diệt được một số mầm sâu bệnh ) sau đó để cho thật nguội. Trộn lẫn với một ít vôi bột.

Nếu không có trấu hun có thể mua xơ dừa tại các điểm bán cây cảnh.

Các nguyên liệu được trộn theo tỷ lệ sau:

  • Đất: 60%
  • Xơ dừa hặc trấu hun: 20%
  •  Phân hữu cơ: 20%
  • Một chút vôi bột ( ít thôi nhé, kẻo sẽ làm nóng đất )
  • Chậu trồng cây: Để cây có thể phát triển, bạn cần chọn chậu cây phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của chúng và đảm bảo mĩ quan chung cho ngôi nhà.

Một nguyên tắc cần tuân thủ để đảm bảo sự tương xứng về mĩ quan đó là:

  •  Cây thấp thì chọn chậu cao; cây cao thì chọn chậu thấp. Vì nếu cây thấp, ta dùng chậu thấp sẽ làm cây nhỏ bé, lè tè, không có dáng; nếu cây đã cao ta lại chọn chậu  đứng khiến cây cao lỏng chỏng vừa xấu, vừa dễ bị đổ. Tất nhiên độ cao thấp cũng phải tương xứng.
  •  Không nên sử dụng các chậu có thiết kế quá sâu vì trông chúng nặng nề, không đẹp mắt, đất dễ bị nén lại khó xới.
  • Với cây leo thì chậu cần lớn hơn các loại cây bình thường khác ,đủ lượng đất để bộ rễ phát triển. Kích thước chậu cho cây leo thường tầm 50 cm x 50 cm.

Tự chế phân bón sinh học.

Vì chậu chứa được ít nên đất rất nhanh bị bạc màu. Bổ sung thường xuyên. định kỳ  dinh dưỡng cho cây là điều cần thiết. Chúng ta có thể tự tạo ra các chế phẩm phân bón từ rác thải như sau:

  • Ủ nhân từ bã trà, bã cà phê:  Bã trà, bã cà phê có chứa rất nhiều chất dinh như: đạm, magie, kali…. Bạn có thể xin bã trà, bã cà phê từ các quán bán loại đồ uống trên. Trộn đều bã cà phê ( bã trà ) với các loại rác thải như vỏ trứng,lá rau, cuống rau, vỏ các loại củ rau như su hào, cà rốt,…ủ kín trong bao bóng trong thời gian 2 – 3 tuần. Bã trà và cà phê sẽ giúp phân hủy rác thải nhanh mục. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là lượng cà phê hoặc trà không quá 25% nhé.

Bạn cũng có thể hòa loãng bã cà phê, tưới quanh gốc cây hoặc phơi khô, rắc bột quanh gốc cây, sau đó tưới ướt gốc cây. Dinh dưỡng sẽ ngấm từ từ vào đất  và giúp cây hấp thụ tốt.

  • Chế nước tưới dinh dưỡng từ chuối: Trong chuối chứa một lượng kali, phốt pho khá lớn, đặc biệt là phần vỏ. Vỏ chuối lại rất dễ phân hủy.Bón phân từ vỏ chuối giúp cây tươi tốt, dễ đậu quả, hoa lâu tàn.
Làm thế nào để cây tốt vùn vụt mà không cần thuốc hóa học
Dùng Hỗn Hợp Tỏi, Rượu, Gừng để Phun Lên Rau

Bạn có thể tận dụng các quả chuối bị giập, nát và vỏ chuối. Bỏ chúng vào bình hoặc thùng có nắp, đổ đầy nước và ủ kỹ  độ 3-4 ngày. Chắt nước ra tưới cho cây, phần bã giữ lại chôn vào gần gốc cây . Sau khi phân hủy, võ chuối sẽ cung cấp cho cây một lượng kali đáng kể. Tuy nhiên,bạn cần lưu ý không nên để vỏ chuối sát gốc cây hay bỏ trong chậu nhỏ, vì khi phân hủy, vỏ chuối sẽ tỏa nhiệt có thể làm hỏng rễ cây.

Tự chế thuốc trừ sâu sinh học.

Sâu, rầy, ốc sên,..luôn là kẻ thù số 1 của vườn cây. Trong khi đó, ban công chật hẹp, nếu dùng thuốc trừ sâu có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của những người trong gia đình.

Bạn có thể tự chế thuốc trừ sâu bằng các nguyên liệu quen thuộc của nhà bếp.

  • Sử dụng tỏi, ớt, gường, rượu:  Nguyên liệu được chuẩn bị theo tỷ lệ: 1 tỏi – 1 ớt – 1 gừng – 3 rượu.Gừng, tỏi, ớt giã ( xay )nhỏ, trộn lẫn với rượu, bỏ vào hộp hoặc thùng kín, ủ trong 10 ngày để các nguyên liệu ngấm đều vào rượu.

Lọc lấy phần nước, pha loãng với nước lã, phun lên cây trồng. Đây là loại hỗn hợp bao gồm chất cay, nóng  nên sau khi phun,sâu co mình lại và chết rất nhanh, có thể tiêu diệt được 85- 90% sâu hại.Loại thuốc tự chế này có thể bảo quản sử dụng trong thời gian từ 4 đến 5 tháng.

Tuy nhiên,bạn cần lưu ý khi chế và sử dụng loại thuốc này bạn cần cẩn thận kẻo vương vào mắt vào da, sẽ gây bỏng, rát rất khó chịu và nguy hiểm nữa đấy.

  • Sử dụng thuốc lá,thuốc lào: Loại thuốc này có thể diệt được bọ trĩ, sâu đục thân, bọ xít dài, sâu cuốn lá nhỏ… các loại rệp ngô, rệp đậu tương, sâu khoang, sâu ba ba trên rau muống, nhện đỏ …

Cách làm như sau:  Nếu có cây thuốc lá tươi, bạn có thể hái lá ngâm trong nước lã theo tỷ lệ 1 kg lá/ 20 – 40 lít nước. Sau 1 ngày,bạn vớt lá ra nghiền nhỏ, trộng đều trong nước rồi lọc đem đi phun.

Nếu không có lá tươi, bạn có thể mua sợi thuốc lào ngâm trong nước ấm trong thời gian 1,5 ngày rồi lọc bã đem phun. Nhưng loại thuốc này không diệt được trứng, hạn chế với sâu trưởng thành. Chỉ đặc biệt hiệu quả với sâu, côn trùng chưa trưởng thành.

  • Sử dụng hạt cau già, bồ kết, cồn: Lựa hạt cau già xay nhuyễn, bồ kết phơi khô, giã nát, trộn lẫn với cồn 90 độ ngâm kỹ trong thùng hoặc trong hộp trong thời gian 3-4 tháng.

Sau đó,lọc bỏ bã, hòa với lước lã phun đều lên cây trồng. Đảm bảo với bạn, sâu, rầy,.. sẽ không còn quấy rầy khu vườn nhà bạn nữa. Nhưng bạn cần lưu ý, thứ thuốc trừ sâu này chỉ phun trên cây cảnh hoặc những loại cây ăn trái thôi nhé. Vì nếu phun trên cây ăn lá nếu chưa rửa trôi hết tuy không nguy hiểm  nhưng khi ăn phải dễ gây hiện tượng cứng lưỡi, chóng mặt tạm thời ( như ta say trầu ý ).

  • Sử dụng hoa cúc: Trong hoa cúc có chứa một thành phần hóa học mạnh có tên gọi pyrethrin. Chất này sẽ làm cho hệ thần kinh của côn trùng tê liệt và làm chúng không hoạt động được.

Bạn có thể tự chế thuốc trừ sâu từ loại nguyên liệu này như sau: có thể mua hoặc xin bất cứ loại hoa cúc nào có thể.

Đun sôi 500g hoa cúc tươi ( 100g  với hoa cúc khô ) với 1 lít nước trong vòng 20-25 phút. Sau khi nguội nước, bạn gạn bỏ bã, cho vào bình xịt, xịt lên cây hoặc quanh gốc cây, vùng đất trồng trong vườn.

 Loại thuốc này đặc biệt hiệu quả đối với  côn trùng và động vật không xương sống.

Loại ” trà hoa cúc” này có thể bảo quản trong  2 tháng. Vì vậy, bạn có thể cất để sử dụng dần nhé.

  • Sử dụng lá cà chua: Lá cà chua khá độc với côn trùng.Trong loại lá này có chứa một loại hóa chất có tác dụng diệt và đuổi côn trùng rất hiệu quả, nhất là rệp vừng, bướm đêm, sâu rầy,..

Bạn hái khoảng 2 – 3 nắm lá, giã nát, ngâm với 2 cốc nước để qua đêm. Sáng hôm sau, gạn lấy nước trong, pha thêm hai cốc nước rồi đem phun cho cây trồng. Loại thuốc này đặc biệt có giá trị đối với rau thơm, gia vị, đảm bảo với bạn là sâu bệnh sẽ “sạch bóng” không còn một mống.

Bạn cũng có thể trồng xen kẽ một vài bụi cà chua trong vườn sẽ làm cho lũ sâu bệnh sợ hãi mà tránh xa đấy.

Như vậy, chẳng cần  tốn tiền để mua những loại thuốc trừ sâu hóa học mà lại đỡ độc hại nữa chứ. Hãy thử làm ngay bạn nhé, vì một vườn rau( hoa ) xanh, đẹp trong lành và thân thiện với môi trường. Chúc bạn thành công!


icon top
Tư vấn: 0978.712.303 - 0971.786.228