Phân bố rộng khắp trên khắp cả nước, ở tất cả các vùng sinh thái, có thể phát triển trên nhiều loại đất và ưu điểm là có thể trồng xen với các cây ăn quả, cây dược liệu hoặc cây lâm nghiệp cao bong khác (tận dụng được quỹ đất và tăng thu nhập cho người sản xuất).
Năng suất bình quân hết năm thứ 3 thu hoạch
– Củ tươi: 2kg – 2,5kg/ gốc.
– Thân cây: 1kg – 1,5kg/ gốc.
Kỹ thuật xử lý đất trồng đinh lăng
– Sau khi chọn được miếng đất trồng cây đinh lăng phù hợp, bạn hãy cày xới để đất được tơi xốp. Cùng với đó là bổ xung các loại phân ủ hoai mục. Lên luống cao khoảng 25 - 35cm, bề rộng 50cm.
– Với địa hình đồi núi, dễ thoát nước. Bạn đánh những hố có kích thước 40 x 40 x 40 (cm). Các hố cách nhau 50cm.
– Bón 10 tấn đến 15 tấn phân chuồng cho mỗi hecta đất. Cùng với đó là 400 - 500kg phân tổng hợp NPK. Bà con nên rải đều phân với đất trồng trong quá trình cày xới. Còn với các hố cây thì cần bót lót phía dưới đáy hố trước khi trồng.
– Công việc chuẩn bị đất nên tiến hành trước ít nhất nửa tháng để đất đủ thời gian ổn định. Cùng với đó là các hệ sinh thái trong môi trường đất tự cân bằng, để sẵn sàng hỗ trợ cây phát triển.
Cách trồng cây đinh lăng
Sau khi chuẩn bị xong đất trồng, và chọn được những bầu cây Đinh lăng giống ưng ý. Bà con dùng dao cắt lớp ni lông bầu đất. Lưu ý là thao tác nhẹ nhàng, tránh ảnh hưởng làm đứt rễ cây.
Đặt cây vào chính giữa những hố đã được chuẩn bị sẵn trên luống. Bề mặt bầu đất ngang với bề mặt luống, sau đó bạn đắp thêm đất vào phần gốc cho cho lên tránh tình trạng úng nước. Với trường hợp không cần đánh luống trồng, cũng thực hiện tương tự.
Sau khi trồng xong, bạn nên tưới nước ngay để cây có thể thích nghi sớm. Nên chọn những ngày thời tiết mát mẻ để trồng đinh lăng. Nếu gặp thời tiết nắng nóng, bà con có thể dùng cỏ khô, rơm rạ hoặc bèo tây để ủ vào gốc. Tránh tình trạng nước bay hơi nhanh, dẫn đến cây thiếu nước.
Phân bón cho cây đinh lăng
Để cho cây đạt năng suất cao thì việc bón phân là rất cần thiết. Ngoài việc bón lót ban đầu cho cả vườn, thì trong năm đầu tiên bà con cần bón thúc 2 – 3 lần. Sử dụng phân Ure để bón thúc, với tỉ lệ là 80kg / 1ha
Sang cuối năm thứ 2, bà con thực hiện việc bón thúc như trên một lần nữa. Việc bón thúc này diễn ra sau khi cắt tỉa cành, mục đích giúp cho cây nhanh chóng ra cành và lá mới.
Song song với đó, nếu có điều kiện thì mỗi năm bà con bón thêm 10 tấn phân chuồng trên mỗi hecta đất.
Thu hoạch Đinh Lăng
Thời điểm nào là tốt nhất để thu hoạch đinh lăng? Có phải chỉ củ của đinh lăng là có tác dụng ? …
Thu hoạch lá
Lá đinh lăng được biết đến là vị thuốc trong đông y. Được biết đến với các bài thuốc chữa mất ngủ, làm đẹp da, … Bà con có thể liên hệ với các cửa hàng thuốc đông y để tiến hành cung cấp.
Khi sử dụng lá khô, để tránh làm mất tác dụng của lá. Bà con không nên phơi nắng, mà nên phơi trong mát và tiến hành sấy, xao khô.
Củ đinh lăng
Sau 3 năm trồng là bà con có thể thu hoạch được củ đinh lăng. Tuy nhiên để củ to và có nhiều tác dụng, thì thời gian để lên đến 5 – 7 năm.
Củ sau khi lấy về, bà con rửa sạch. Cắt những rễ nhỏ, để lại phần rễ lớn. Tuy theo nhu cầu của người mua mà bà con sấy khô hoặc bán củ tươi.
Thân đinh lăng
Phần thân sau khi hãm ngọn hoặc sau khi thu hoạch. Bà con có thể dùng để giâm thành loạt đinh lăng mới, hoặc tiến hành bán cho các vườn ươm cây.