Cây Kỷ Tử thường được trồng từ hạt, cây cho thu hoạch sau 2 năm trồng. Ngoài hình thức sử dụng như một vị thuốc thì quả Kỷ Tử là một gia vị được sử dụng trong việc chế biến nhiều món ăn hằng ngày.
Cây Kỷ Tử (Fructus Lycii) hay còn gọi là cây Câu Khởi, Khởi Tử, Địa Cốt Tử thuộc họ Cà. Đây là cây thuốc rất phổ biến hơn 2500 năm trước tại Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, trái kỷ tử có thể ăn sống hoặc phơi khô làm thuốc.
Là giống cây bụi mọc thẳng đứng, cao từ 0,5- 1,5m, cành mảnh, thi thoảng có gai ở kẽ lá, hoa nhỏ màu tím mọc đơn lẻ. Qủa kỷ tử chín đỏ mọng nước, hình bầu dục dài khoảng 0,5-1cm, đường kính khoảng 0,2 cm.
Hoa Câu Kỷ Tử nở vào tháng 6 đến tháng 9 có màu tím rất đẹp, Kết trái vào tháng 7 đến tháng 10. Khi quả chín sẽ chuyển từ màu cam sang đỏ. Với đặc tính thân cây mảnh mai, Câu Kỷ Tử cũng có thể được trồng trong chậu nếu như nhà bạn không có quá nhiều không gian.
Là loại cây lâu năm rất dễ trồng, hiện nay được rất nhiều các hộ gia đình mua hạt về ươm trồng ở sân vườn thu hoạch quả để dùng, vừa an toàn vừa tốt cho sức khoẻ.Tiềm năng kinh tế của Câu Kỷ Tử rất lớn, nhiều hộ gia đình nông dân đã được nâng cao đời sống kinh tế nhờ vào loại cây này. Hiện nay ngoài thị trường Câu Kỷ Tử khô là 300 nghìn/1Kg.
Kỷ tử là một vị thuốc bổ có tác dụng bổ can thận âm, dưỡng huyết, được sử dụng trong các trường hợp sau: Bệnh nhân mắc đái thái đường (Thường dùng kết hợp với các vị thuốc khác), dùng cho các trường hợp bệnh nhân mắc ho lao, viêm phổi, mệt nhọc, gầy yếu, béo phì, bổ tinh khí và giúp trẻ lâu.
Theo tài liệu cổ: Kỷ tử có vị ngọt, tính bình vào 3 kinh: Phế, can và thận, nhuận phế táo, mạnh gân cốt. Dùng cho các bệnh nhân mắc chứng chân tay tê mỏi, mắt mờ, di mộng tinh.
Ngoài ra, Ở các nước châu Á, Các đầu bếp dùng Câu Kỷ Tử giúp tăng thêm hương vị và độ ngon của các món ăn. Trái Kỷ Tử được dùng để làm trà uống, Chỉ cần mỗi ngày lấy 15g kỷ tử hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 – 20 phút là có ngay một thứ nước màu đỏ đẹp, thơm ngon. Giúp hỗ trợ hạ đường huyết, phục hồi và bảo vệ chức năng gan, giải độc cơ thể.
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC GIỐNG CÂY KỶ TỬ
Thời vụ: Thời gian trồng quanh năm, đẹp nhất vào mùa hè.
Đất trồng: Giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt
Gieo hạt: Ngâm hạt giống quả kỷ tử qua đêm, quả sẽ phồng lên trở về kích thước ban đầu, bạn vớt quả kỷ tử lên trà quả qua rây và rửa sạch với nước lạnh cho đến khi bạn nhận được hạt giống còn lại trên rây lọc. Sau đó lấy hạt giống kỷ tử gieo trên mặt đất, bỏ ra nơi có ánh sáng vừa phải, đậy túi bóng trắng, hoặc nhựa trắng lên và chờ đợi từ 7 - 15 ngày hạt sẽ nảy mầm.
Thu hoạch: Vào mùa Hạ và mùa Thu khi quả đã chuyển màu đỏ vàng. Sau khi phơi âm can để vỏ ngoài nhăn lại, lấy ra phơi nắng hoặc sấy nhẹ đến khi vỏ ngoài quả khô và cứng, thịt quả mềm.