Giống vải u hồng

Giống vải u hồng

Giống vải u hồng có nguồn gốc từ Hải Dương, là giống vải chín sớm có tốc độ sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh, thích hợp với nhiều loại đất trồng
Chi tiết về cây giống

ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỐNG VẢI U HỒNG

Giống vải u hồng có nguồn gốc từ Hải Dương, là giống vải chín sớm có tốc độ sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh, thích hợp với nhiều loại đất trồng như vùng đất nhẹ, đất pha cát, pha sét. Quả khi chín có màu đỏ hồng, đuôi quả màu vàng xanh, vì là giống nhãn chín sớm nên giá thành rất cao từ 25.000 - 40.000đ/kg.
Giống vải u hồng

CHỌN GIỐNG VẢI U HỒNG

Giống vải u hồng nhân giống bằng hạt, ghép và chiết cành. Chiết cành là phương pháp phổ biến nhất: Chọn cây vải mẹ hàng năm sai quả, có chất lượng cao, tuổi từ 8 - 15 năm. Chọn cành khoẻ, đường kính 1 - 1,5 cm, mọc hơi xiên ở phía ánh sáng, còn cây ghép thì có tốc độ sinh trưởng nhanh và nhanh được cho quả.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải u hồng

Chọn đất trồng vải u hồng
Giống vải u hồng là giống vải không kén đất bà có có thể trồng được ở nhiều loại đất khác nhau nhưng quan trong bà con phải chọn những nơi đất dễ thoát nước, tránh ngập úng kéo dài.
Thời vụ và mật độ trồng vải u hồng
Thời vụ trồng vải u hồng từ tháng 3 - 4 và vụ Thu trồng tháng 8 - 9. Mật độ trồng là 5m x 5m là thích hợp nhất, với khoảng cách như vậy bà con có thể trồng 400 - 450 cây/ha.
Hố trồng và bón lót cho cây vải u hồng
Bà con đào hố trồng với kích thước như sau 50cm x 50cm x 50cm, trước khi trồng 1 tháng bà con bón lót khoảng từ 15 - 25kg phân chuồng u hoai mục + 1kg lân lấp kín miệng hố.
Trồng vải u hồng
Khi trồng bà con đào hố đã bón lót sẵn đặt cây giống vải u hồng xuống rồi lấp đất kín bầu, lấy tay ấn chặt. Chú ý không dùng chân giẫm lên mặt bầu. Trồng xong đóng cọc theo hình chữ X, buộc cây vào cọc chống gió làm lay gốc và bà con hãy tưới đẫm nước cho cây trồng.
Bón phân cho cây vải u hồng
Bón phân cho cây bà con chi làm các đợt như sau:
- Đợt 1: Từ tháng 9 - 12, bón 100% phân chuồng + 50% lượng đạm + 50% lượng lân.
- Đợt 2: Bà cón bón từ tháng 11 - 12, bón thúc lúc phân hóa mầm hoa, bón 50% lượng đạm+ 40% lượng lân + 50% lượng kali.
- Đợt 3: Tháng 3 - 4, bón hết số phân cần bón trong năm. Từ năm thứ 4 trở đi bà con tăng lượng bón cho cây sao cho hợp lý.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây vải u hồng
Vải u hồng cũng giống như nhiều cây ăn quả khác cũng mắc phải một số sâu bệnh sau: bọ xít, sâu đục cành, nhện 4 chân...
- Bọ xít: bà con dùng rotox, Bi 58 nồng độ 0,1-0,7 %, Dipterex nồng độ 1% phun trừ bọ xít non.
- Sâu đục cành: bà con dùng thuốc padan 15 SP, nồng độ 30-40gr/ 10 lít nước nhỏ vào lỗ sâu đục.
- Nhện 4 chân: dùng thuốc hoá học ortors nồng độ phun 0,05-0,1 %, Bi 58 nồng độ phun 0,1%.

XEM THÊM

icon top
Tư vấn: 0978.712.303 - 0971.786.228