Tên phổ thông : Chanh Dây Tím, Chanh Leo Tím, Mắc Mát, Mát Mát, Lạc Tiên Hoa Tím
Tên khoa học : Passiflora Incarnata
Họ thực vật : Rutaceae ( Họ Cam chanh)
Nguồn gốc xuất xứ : Đài Loan
Phân bổ ở Việt Nam : Rộng khắp
A. Đặc điểm hình thái:
Thân, tán, lá: Đây loài thân nửa gỗ, sống lâu năm lớn nhanh với thân bò leo. Thân cây tròn và có màu xanh, trơn nhẵn hoặc có lông tơ, dài đến 15m, có nhiều tua cuốn. Lá hình chân vịt với 3 thùy mọc so le dạng mọc cách, kích thước 6 – 15 cm. Cuống lá dài 2 – 5 cm, bìa phiến lá có răng cưa nhỏ, tròn đầu.
Hoa, quả, hạt: Hoa đơn độc, mọc từ nách lá, đẹp và thơm, đường kính 7,5 – 10 cm với cuống dài 2 – 5 cm, có 5 cánh màu trắng ánh tím tía. Chúng tạo ra một vành hoa màu trắng xen tía. Mỗi hoa mang 5 nhị đực với 5 chỉ dính nhau thành ống ở đáy và tách rời ở phần mang bao phấn. Hoa được thụ phấn nhờ một số loài côn trùng như ong nghệ sẽ đậu trái, nhưng nếu cây tự thụ phấn thì không có quả. Quả ở dạng mọng nhiều cùi thịt, có kích thước cỡ như quả trứng gà, hình cầu đến bầu dục, khi còn xanh nó có màu xanh lục. Khi chín có màu ánh vàng hoặc màu tím sậm. Ở loài Chanh Dây, các chất nhầy màu vàng xung quanh các hạt của quả có vị ngọt và ăn rất ngon.
B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
Tốc độ sinh trưởng: nhanh
Phù hợp trồng tại những nơi đất ẩm và tơi xốp, Chanh Dây Tím phát triển tốt trong các khu vực nhiều nắng, nhiệt độ thích hợp cho cây là từ 16-300C. Đặc biệt là cây không chịu được sương muối
Giá trị của Cây Chanh Dây Tím: Quả Chanh Dây tươi hay khô đều được sử dụng như một loại thảo dược làm an thần và điều trị chứng mất ngủ. Ở Châu Âu, lá và thân cây phơi khô, thái nhỏ thường được trộn lẫn với lá chè để uống. Tại Việt Nam, người ta dùng quả này để làm một loại đồ uống giải khát trong mùa hè.
Chanh Dây không những được trồng thành giàn để lấy quả làm thức ăn mà còn dùng để che bong mát và tạo cảnh quan cho không gian sống.