Đặc điểm hình thái
Cây gỗ lớn, cao 30-40m, đường kính ngang ngực 40-50cm, thân thẳng tròn đều. Vỏ màu xám trắng hoặc xám hơi xanh, nhẵn, bong từng mảng mỏng. Phía gần gốc vỏ nứt dọc, không bong. Cành non màu nâu đỏ, mảnh, rủ xuống.
Lá đơn mọc cách, có mùi thơm. Lá non hơi có phấn, hình trứng hoặc ngọn giáo, có cuống mảnh. Lá thành thục hình ngọn giáo cong dạng lưỡi liềm, nhọn dần về phía đầu, dài 10-30cm, rộng 1,5-3,5cm. Gân giữa màu nâu, gân bên rõ.
Cụm hoa dạng tán ở nách lá, mang 4-8 hoa, nở tháng 3-4. Quả hình bán cầu, dài 0,7-0,8cm, rộng 0,5-0,6cm, mở theo 3 van hình tam giác, chín tháng 7-8 ở miền Bắc và tháng 5-6 ở miền Nam.
Bạch Đàn Trắng có giá trị kinh tế cao
Bạch Đàn Trắng đặc biệt hơn những giống Bạch Đàn khác đó là, ngoài việc trồng cây để khai thác gỗ phục vụ cho ngành công nghiệp giấy, trụ chống cho ngành xây dựng, làm đồ mộc thì Bạch Đàn Trắng còn được sử dụng rộng rãi trong y học.
Trên thân Cây Bạch Đàn Trắng từ lá đến thân đều có thể sử dụng để làm thuốc quý. Trong đó đặc biệt là thân cây cho chất gôm và là chứa tinh dầu.
Khai thác và chế biến tinh dầu từ lá Bạch Đàn Trắng: thành phần chính là cineol. Loài Bạch Đàn Trắng E. camalduleusis có thể đạt 60 – 70% hàm lượng cineo. Với việc giàu hàm lượng cineo trong lá Bạch Đàn Trắng đang là lựa chọn tối ưu để ứng dụng trong việc tinh chế tinh dầu.
Ngoài ra, lá Cây Bạch Đàn Trắng còn dùng làm thuốc hãm, thuốc xông, hoặc pha chế thành các dạng bào chế như xiro cồn lá Bạch Đàn, dùng để chữa ho, sát khuẩn đường hô hấp, chữa các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho, hen v.v
Công dụng của Gôm từ Cây Bạch Đàn Trắng: Gôm có thể dùng chữa ỉa chảy, họng bị đau, dùng làm chất săn trong nha khoa và điều trị vết thương.